Thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hóa Đình làng

Ngày 16/8/2014, Thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên tổ chức Lễ đón nhận Bằng Di tích lịch sử văn hóa Đình làng Phúc Lâm. Tới dự có lãnh đạo các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang, huyện Việt Yên, xã Hoàng Ninh, cán bộ nhân dân thôn Phúc Lâm, con em Phúc Lâm đang công tác và các thôn kết nghĩa anh em ở địa phương.

Thay mặt UBND xã Hoàng Ninh, Chủ tịch Đỗ Văn Vấn đã báo cáo tóm tắt Lý lịch di tích Đình làng Phúc Lâm và công bố Quyết định trao bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa Đình làng Phúc Lâm của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên.

Đình Phúc Lâm là một công trình văn hóa tín ngưỡng của nhân dân thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên. Di tích có niên đại khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng niên hiệu Chính Hòa ( 1680-1704). Trải qua thời gian và chiến tranh nên ngôi đình cũ đã bị tháo dỡ trong thời kỳ cả nước được lệnh phát động tiêu thổ kháng chiến. Hòa bình lập lại, đình được khôi phục, nhưng về cơ bản vẫn bảo lưu được nhiều nét giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Đình Phúc Lâm được xây dựng lên thờ Thành Hoàng làng là Đô Ngự sử Đỗ Nhạc húy, Nhạc Quý Công sống vào thời Lê Sơ ( TK XV ). Ông là người đã có công Phò Lê diệt Mạc và dạy học cho dân làng Phúc Lâm. Trải qua các đời vua Lê, Nguyễn nhiều lần được phong sắc và ban cho nhân dân phụng thờ, đời đời ghi nhớ công ơn, trong đó có thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên.

Đình Phúc Lâm còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Di tích còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật cổ thời Nguyễn ( TK XIX – XX ) như: Ngai thờ, bài vị, bộ chấp kích, bát bửu, hộp đựng sắc phong, thần phả…Xuân thu nhị kỳ, vào ngày mồng 5 tháng giêng và ngày 22 tháng 7 ( âm lịch) hàng năm, nhân dân địa phương lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống tại khu vực đình làng với sự tham gia đông đảo của du khách thập phương. Trong ngày hội tổ chức nhiều trò chơi dân gian cổ truyền mang đậm đà bản sắc dân tộc và tổ hát quan họ trên bến dưới thuyền. ..Bên cạnh đó, vào những ngày sóc, vọng và khi làng diễn ra sự kiện trọng đại thì người dân đều đến ngôi đình làng thắp hương dâng lễ cầu bình an.

Ngày hội lệ của nhân dân trong thôn gắn liền với di tích Đình Phúc Lâm có ý nghĩa giao dục rất tích cực đối với các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Những tập tục truyền thống này thu hút đông đảo quần chúng nhân dân vào nếp sinh hoạt văn hóa vui tươi lành mạnh, nhắc nhở các thế hệ con cháu không quên quá khứ, dù ở đâu, làm việc gì cũng luôn hướng về quê hương, cội nguồn.

Hoàng Thương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s