Tấm lòng của Thầy thuốc với người bệnh

Những cá nhân, điển hình, thể hiện trách nhiệm, tấm lòng của mình đối với người bệnh được đề cập trong bài viết nhỏ này, là những người thầy thuốc tôi đã gặp ở Bệnh viện Đa khoa Khu vực Lục Ngạn (BVĐKKVLN), tỉnh Bắc Giang.
 
“Đội hiến máu cấp cứu tình nguyện”. 
 
Đó là tên gọi của Lãnh đạo Bệnh viện (BV) Đa khoa Khu vực Lục Ngạn BVĐKKVLN đặt tên cho đội: “Đội hiến máu cấp cứu tình nguyện”. Đội không nằm trong quy định của ngành, của một cơ quan y tế nào, mà được nảy sinh từ ý tưởng của người bác sỹ (BS) chuyên khoa I, Trưởng khoa Xét nghiệm của BVĐKKVLN- Lâm Thị Hải. Hỏi về lý do nào khiến chị có ý tưởng trên, chị ngại ngùng, bộc bạch: Em thấy tính mạng con người là trên hết, với lương tâm, trách nhiệm người thầy thuốc, nhiều trường hợp chỉ vì không được cấp cứu, tiếp máu kịp thời, do bệnh viện không còn máu dự trữ; người bệnh không có người nhà cùng nhóm máu, chuyển viện cũng không kịp; việc tiếp máu, cứu bệnh nhân, sự sống của họ phụ thuộc vào những thầy thuốc, để cứu họ thì phải cho máu kịp thời…Trăn trở, day dứt vì một vài trường hợp đáng tiếc xảy ra…Vậy là em vận động trước hết là một số đồng nghiệp, sẵn lòng cùng ý nghĩ và đề xuất với lãnh đạo Bệnh viện thành lập một đội hiến máu tình nguyện để cấp cứu người bệnh khi cần thiết. Từ ngày thành lập, tháng 3 năm 2008, danh sách trong đội có 23 người, nay lên tới 35 người; Đội đã hiến máu cứu được rất nhiều bệnh nhân trong trường hợp cần cấp cứu, là “Ngân hàng máu sống tại chỗ”. Vậy là những đơn vị máu không chỉ là những tấm lòng mà chính là những sinh mạng được cứu sống.
 
Trong cái khó “ló” sáng kiến.
 
Đó là tấm gương của Bác sỹ Trần Văn Tú và Giám đốc BVĐKKVLN Trần Văn Lâm. Được sự cổ vũ và tham gia trực tiếp của Giám đốc (Trần Văn Tú hiện là Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của BV). Tú say mê với “Nghiên cứu áp dụng gây tê tuỷ sống bằng BuPivacain liều thấp kết hợp Fenlanyl trong mổ lấy thai” được áp dụng thường xuyên tại BVĐKKVLN. Đề tài đạt giải Nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang. Rồi Y sỹ Phạm Đình Thắng khoa Chẩn đoán hình ảnh-Thăm dò chức năng, có hai sáng kiến: làm đèn soi đọc phim và tủ sấy phim nhanh khô…
 
Thương người như thể thương thân.
 
Là nhóm BS và nhân viên trực BV ngày mồng 2 Tết Giáp Ngọ vừa qua: Lê Minh Tuấn, BS khoa Nhi- Trưởng kíp trực cùng hai điều dưỡng viên Diệp Văn Sạc và Thân Thị Hương Mai. Cùng trực phòng khám có BS Trần Mạnh Hùng, khoa Truyền nhiễm-Da Liễu đã tiếp nhận bệnh nhân Lục Văn Thư 20 tuổi ở thôn Tuấn Sơn, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, bị tai nạn giao thông lúc 20h. Nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng thở, Các Bác sỹ đã hồi sức cấp cứu, bệnh nhân thở trở lại và dùng mở nội khí quản thở máy. Do điều kiện của BV không đủ điều kiện thực hiện tiếp các thủ thuật chữa trị, kíp trực cùng BS Trương Quang Thanh, Phó giám đốc BV hội ý cho bệnh nhân chuyển tuyến trên là BV Đa Khoa tỉnh Bắc Giang. Khi làm thủ tục hành chính thì mẹ của bệnh nhân đề nghị không chuyển mà cứ để lại BV này chữa trị, dù các BS đã giải thích cặn kẽ cho người nhà bệnh nhân, nếu không được xử lý tiếp sẽ nguy hiểm đến tính mạng…Mẹ bệnh nhân phải nói thực: “Nhà nghèo lắm, Tết chẳng có gì, giờ con thế này, tôi chỉ còn 27.000đ để ăn trưa nay thôi”. Nhóm trực không vì thế mà không chuyển người bệnh, họ cùng hội ý quyết định chuyển và cử người hộ tống kèm theo đó nhóm trực có 4 người đã tự nguyện ủng hộ gia đình người bệnh tiền để có thể chuyển viện kịp thời. Bệnh viện tuyến trên và BV Lục Ngạn đều miễn phí cho các thủ tục hành chính khi nhập viện. Bệnh nhân sau khi được cứu chữa kịp thời hiện đã dần hồi phục. “Sao lại có các BS tốt thế này”- đó là câu nói của người bệnh cùng phòng, giải toả bao suy tư của các BS và người bệnh hiện đang chữa trị…
 
Còn nhiều nữa, việc làm của BS khoa Sản Hoàng Văn Đức vừa mổ, vừa hiến máu của mình cho bệnh nhân mổ cấp cứu. Các BS Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Hà Văn Quyền…ở các khoa Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu…đều nêu cao vai trò trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được các cấp khen thưởng…
Trong tình hình hiện nay, không chỉ ngành Y Tế mà nhiều ngành khác cũng chưa khắc phục được những tiêu cực. Việc khắc phục không thể một sớm một chiều mà rất cần có sự sẻ chia, chung tay của toàn xã hội. Những tiêu cực cũng chỉ như những “con sâu làm rầu nồi canh” cần phải nhanh chóng loại trừ. Nhưng còn đó bao tấm lòng, bao BS ngày đêm lặng lẽ chăm lo cho người bệnh, họ luôn tâm niệm rằng: “Lương y như Từ mẫu”.
                                                                                         
 
 
Bác sỹ Lâm Thị Hải – Trưởng khoa xét nghiệm.
 
 
Bác sỹ Trần Văn Tú (bìa phải)
 
 
Bác sỹ Lê Minh Tuấn- Trưởng kíp trực ngày mồng 2 Tết Giáp Ngọ 2014.
 
 Bá Đạt- 169, Minh Khai, TT Chũ, Lục Ngạn, BG.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s