Thực hiện Pháp lệnh 34 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Ban Thường vụ Huyện ủy Hiệp Hòa đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đến các cơ quan, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn. UBND huyện phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội tổ chức hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn cụ thể hóa nội dung của pháp lệnh vào nhiệm vụ chuyên môn và triển khai đến 100% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.
Hàng năm, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc thực hiện QCDC ở cơ sở, giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức thực hiện.
Sau 5 năm thực hiện dân chủ cơ sở, các xã, thị trấn, ban quản lý các thôn đã thông báo công khai cho nhân dân biết các nội dung như: chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ph¬ương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện các dự án, công trình đầu tư, phương án đền bù giải phóng mặt bằng; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ; các khoản huy động đóng góp của nhân dân; kết quả bình xét hộ nghèo đư¬ợc vay vốn, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương; kế hoạch chia tách thôn; kết quả bầu cử trưởng, phó thôn; đối tư¬ợng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức; các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân… Nhờ đó, cơ bản nhân dân đều được biết các hoạt động của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Ngoài ra, những nội dung cần được tổ chức cho nhân dân bàn để chính quyền địa phương quyết định thông qua các cuộc họp cử tri, họp hộ dân bầu trưởng, phó thôn, tổ dân phố. Mặt khác, toàn huyện đã bầu được 26 ban thanh tra nhân dân, với 234 thành viên; 75 ban giám sát đầu tư của cộng đồng, với 395 thành viên. Từ đó, nhân dân thấy được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã thực sự dân chủ, công khai, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong 5 năm, các ban thanh tra nhân dân, ban giám sát cộng đồng đã giám sát được 1.028 cuộc, 189 lượt ở xã, thị trấn, 458 lượt ở thôn và 144 trường và trạm y tế. Nội dung tập trung giám sát gồm thực hiện NQ của HĐND, QĐ, chỉ thị của UBND huyện; Thu, chi ngân sách xã, tài chính thôn, thực hiện các dự án, công trình do Nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư và nhân dân đóng góp xây dựng; Thu chi các loại quỹ, phí, các khoản đóng góp của nhân dân; giám sát việc thưc hiện các chế độ chính sách xã hội….Qua giám sát đã phát hiện 55 vụ việc sai phạm, đề nghị xử lý 47 vụ việc, đã xử lý 39 vụ việc, thu hồi trên 328 tỷ 350 triệu đồng.
Những nội dung để nhân dân bàn và tự quyết định theo quy chế dân chủ được thực hiện nghiêm túc thông qua các cuộc họp dân như: Việc xây dựng kênh mương; việc xây dựng nhà văn hoá thôn, xây dựng các thiết chế văn hoá việc quản lý, sử dụng các loại quỹ do dân đóng góp; xây dựng, tu sửa trường mầm non; mức đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn… Trong 5 năm đã huy động được tổng số 141.936,5 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp là 122.197,5 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ là 13,624 tỷ đồng, ngân sách xã là 6,114 tỷ đồng. Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung quy chế, xây dựng hương ước, quy ước thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả, gắn với việc thực hiện hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng làng văn hóa không có tệ nạn xã hội và các loại tội phạm.
Có thể nói trong 5 năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức triển khai kịp thời, nghiêm túc đến cán bộ, đảng viên, nhân dân và người lao động nội dung của Pháp lệnh số 34 và các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Qua đó, việc thực hiện dân chủ ở cở sở có sự chuyển biến rõ nét hơn, từng bước phát huy hiệu quả, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng được nâng lên. Các hoạt động được công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, công chức và nhân dân, qua đó từng bước phát huy hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Phương Nhung- Đài TT Hiệp Hòa