Bệnh suy thận làm giảm chức năng của màng lọc cầu thận ảnh hưởng đến sự đào thải các chất ra khỏi cơ thể. Do vậy, một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, cung cấp đủ và đúng các chất cần thiết cho cơ thể mà lại phù hợp với chức năng thận là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo cho hiệu quả của trị liệu. Vậy bệnh nhân chạy thận nên ăn uống như thế nào?
a. Ăn ít đạm, phụ thuộc vào số lần lọc máu/tuần. Ưu tiên các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao từ nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa… Hạn chế các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, vừng, lạc.
b. Nên ăn các loại ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như khoai củ (khoai sọ, khoai lang, sắn…), các sản phẩm chế biến từ khoai củ (miến dong, bột sắn). Nên ăn gạo, mỳ dưới 200 g/ngày.
c. Nên ăn các loại rau củ có hàm lượng đạm thấp như bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải cúc, cải bắp, su su. Hạn chế ăn các loại rau củ có hàm lượng đạm cao: rau muống, rau ngót, rau giền, giá đỗ, rau đay, mồng tơi, cải xanh.
d. Ăn nhạt, ăn tối đa 3 g muối/ngày, tương đương 15 ml nước mắm.
e. Tránh ăn/uống các thực phẩm chứa muối (dưa muối, cà muối, thịt cá muối…; các thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích…).
f. Không dùng các gia vị chứa muối (nước mắm, gia vị, mì chính, muối) trong chế biến thức ăn.
g. Hạn chế nước uống (tùy tình trạng nước tiểu).
h. Nên ăn các thực phẩm giàu can xi: sữa, cá con, cua…
i. Hạn chế các thực phẩm giàu phốt pho: lục phủ ngũ tạng động vật, sô cô la, ca cao…
j. Ăn đủ nhu cầu năng lượng từ nguồn tinh bột, đường và chất béo để phòng suy dinh dưỡng.
BBT Hiephoanet