Mấy năm gần đây, việc trang trí đền lồng thấy xuất hiện ở nhiều nơi: trên đường phố, trước công sở, nhiều hộ gia đình, thậm chí trước những nơi linh thiêng, đình đền chùa ở nhiều nơi, trong đó có địa bàn Lục Ngạn. Những ngày giáp Tết Ất Mùi này vẫn thấy xuất hiện, dọc tuyến đường Quốc lộ 31, từ Phượng Sơn lên Giáp Sơn. Năm nay, thị trấn Chũ đã có chuyển biến, chỉ đạo các khu phố không treo đèn lồng nữa. Hiện, những nơi khác vẫn thấy trang trí lộng lẫy.
Đèn lồng là vật trang trí không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam, đó cũng là “hiện vật lạ” có xuất sứ từ Trung Hoa. Là biểu tượng của quả thuốc phiện treo quay xuống, là thú chơi của các thương gia Trung Quốc từ xa xưa, mà chúng ta đã được xem trong phim “Đèn lồng đỏ treo cao” của Trung Quốc, là chiếc đèn được treo nơi cửa các “nhà chứa” để giới thượng lưu, thương gia, quan lại Trung Quốc tới mua vui…Đèn lồng Trung quốc giờ đã có cải tiến in chữ Việt, nhưng cũng còn nhiều cái in chữ Trung quốc mà chúng ta không phải ai cũng đọc và hiểu hết ý nghĩa của những chữ đó. Vì vậy, đèn lồng không thể là vật trang trí để chúng ta sử dụng hiện nay. Có những chỗ, trên thì treo phông chữ trang trí khẩu hiệu chúc mừng năm mới bằng tiếng Anh, dưới là dãy đèn lồng Trung Quốc, thử hỏi còn đâu nữa là văn hoá Việt?!
Cùng với việc dẹp bỏ các “hiện vật lạ” nơi đền chùa hiện nay, các ngành chức năng nên hướng dẫn cụ thể hơn nữa về trang trí ngày Tết nơi công cộng, nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam, như tinh thần nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) và Nghị quyết Trung ương 9 (khoá XI) về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Một trong những nơi trang trí đèn lồng hiện nay trên trục Quốc lộ 31.

Trang trí đèn lồng nơi công sở.
Bá Đạt.
169, Minh Khai, Chũ, Lục Ngạn, BG.