Ấn tượng từ bài học làm Thầy qua bài giảng của tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng

Sáng nay, 27-9, tại Nhà văn hóa huyện Hiệp Hòa, Phòng giáo dục đào tạo Hiệp Hòa đã tổ chức chương trình tập huấn Văn hóa ứng xử và kỹ năng giao tiếp của người Thầy cho hơn 300 cán bộ quản lý của ngành giáo dục Hiệp Hòa. Diễn giả của chương trình này là Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng- giám đốc chương trình Nghệ thuật- Trung tâm nghiên cứu văn hóa Quốc tế. Bằng phương pháp thuyết trình dí dỏm, tự nhiên, sinh động, tiến sĩ đã nêu lên những bài học sâu sắc về văn hóa ứng xử và kỹ năng giao tiếp của người thầy thời hiện đại.

Diễn giả: TS Mỹ học Nguyễn Thế Hùng

Mở đầu bài giảng, qua việc chiết tự chữ” Thính”- Tiến sĩ nhanh chóng cuốn hút người nghe đến với đề tài của chương trình. Ông nhấn mạnh đến vai trò to lớn của việc giáo dục người Thầy trong mọi thời đại. Đó là: giáo dục một người đàn ông, được một con người. Giáo dục một người đàn bà được một gia đình. Nhưng giáo dục một người thầy được cả một thế hệ. Với luận điểm đó, diễn giả đã gợi lại cho mỗi người nghe ý thức rõ hơn vai trò to lớn của mỗi người thầy đối với cuộc đời nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng. Và bắt đầu từ đó, tiến sĩ dẫn dắt người nghe đến với những yêu cầu trong việc tuyển chọn – đề bạt hay sa thải cán bộ giáo viên. Theo ông, công việc quan trọng này cần được căn cứ vào các nguyên tắc sau đây:

1- Chỉ số IQ (  thông minh)

2- Chỉ số SQ ( Trí tuệ xã hội -kỹ năng mềm)

3- Chỉ số PQ ( Trí tuệ thực tế)

4- Chỉ số EQ ( Trí tuệ cảm xúc- lòng nhân ái)

Và tôi hiểu, chỉ và chỉ khi nào ngành giáo dục nước nhà thực hiện công tác tuyển chọn theo đúng  nguyên tắc này thì công cuộc cải cách, đổi mới giáo dục mới có hiệu quả thực sự. Và cũng từ quan điểm đó, tiến sĩ Thế Hùng đã khéo léo nêu lên những bài học lớn về văn hóa ứng xử và kỹ năng giao tiếp của người Thầy thời hiện đại . Đó là : hành trang của mỗi người thầy khi bước vào thế kỷ 21 không chỉ có kiến thức chuyên môn mà phải có cả kỹ năng mềm là văn hóa ứng xử và kỹ năng giao tiếp.Người Thầy sẽ sống lâu hơn trong lòng học trò, sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc của mình nếu ứng xử có văn hóa với nhân dân, học trò và đồng nghiệp.Tiến sĩ đã khái quát: Văn hóa bao nhiêu cũng thiếu, vô văn hóa một chút cũng là thừa. Rồi bằng những ví dụ rất thật, rất gần trong đời sống, tiến sĩ dẫn người nghe đến với một bài học xử thế hết sức nhân văn: Sau những hành xử, hãy để lại cho nhau một chữ Tình. Ông còn nhấn mạnh: Hiệu trưởng, trưởng phòng, muốn cho đơn vị mình chiến thắng thì phải biết yêu thương cán bộ giáo viên của mình.Con đường ngắn nhất tốt nhất là từ trái tim đến với trái tim. Hãy mang trái tim bao dung , độ lượng của mình đến với người khác thì anh cũng sẽ nhận lại những gì chân thành nhất từ trái tim của người khác. Sau đó, người nghe hoàn toàn bị chinh phục bởi những ví dụ điển hình: từ chiến thắng tuyệt đối của Hoàng đế Napoleon đến quá trình thống nhất trung nguyên thời Tam quốc của Tào Tháo trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Tất cả đều được xây lên bằng tình yêu tướng lĩnh, quân sĩ dưới quyền. Chốt lại cho bài học này, tiến sĩ mượn một trong 14 điều răn của Phật: món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm. Từ đó ông khái quát, nêu lên một công thức cho mọi sự thành công = Yêu thương+ Nhường nhịn+ Chia sẻ.Còn khi nói về kinh nghiệm của văn hóa ứng xử, tiến sĩ Thế Hùng nhắc nhở mọi người hãy chú ý đến lời nói của mình. Lời nói là biểu hiện rõ nhất của văn hóa ứng xử. Nhiều khi, ” lời nói là gói vàng”, nhưng cũng có không ít lúc” lời nói là đọi máu”. Và:” lời nói không là dao mà cắt lòng đau nhói/ lời nói không là khói mà mắt lại cay cay”…..Theo tiến sĩ, bản chất của văn hóa ứng xử phải được bắt đầu bằng chữ Tâm, chữ Nhẫn. Con người nói chung và người thầy nói riêng cần học cây lúa ở đức tính khiêm nhường: khi hạt lúa càng căng, càng nặng thì cây càng cúi xuống. Con người có tính nhẫn nhịn, khiêm nhường sẽ được tin yêu.

Tổng kết , tiến sĩ đã nêu lên 5 bí quyết thành công trong giao tiếp của người thầy:

1- Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng.

2- Tôn trọng và đừng làm nhục người khác.

3- Luôn luôn khen ngợi, động viên.

4-Luôn nở nụ cười trên môi với lời nói ngọt ngào.

5- Luôn quan tâm, lắng nghe và chăm sóc người khác.

Cuối cùng để kết thúc bài giảng của mình, diễn giả đã mượn lời răn từ trong Kinh Thánh:

“Khi con sinh ra, mọi người đều cười, riêng mình con khóc. Con hãy sống sao để khi con nằm xuống, mọi người đều khóc, riêng mình con cười.”

Và đó cũng chính là điều cốt lõi, xuyên suốt bài giảng của thầy. Để có được thành công trong sự nghiệp, mỗi người thầy chúng ta hãy phấn đấu để trở thành một  Người tử tế!

Điều lắng đọng lại của chương trình được tiến sĩ gói lại bằng một lời răn dạy từ Kinh Thánh:” Khi con sinh ra, mọi người đều cười, riêng mình con khóc. Con hãy sống sao để khi nằm xuống, mọi người đều khóc, riêng mình con cười” ! Đó là bài học nhân sinh dễ hiểu nhưng vô cùng khó thực hiện đối với mỗi con người !

Thầy Phạm Văn Nghị- Trưởng phòng GD- ĐT Hiệp Hòa cảm ơn TS Thế Hùng.

Bài và ảnh: TRẦN THANH

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s