Lữ đoàn Đặc công 198 đón nhận phần thưởng cao quí

(Nhân kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống Lữ đoàn 19/8/1974 – 19/8/2014). Tác giả: TS Nguyễn Đức Vân, Chuyên viên cao cấp, VPCP, 0937214111/(04) 39986622

 

Hiệp định Pari “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết ngày 27 tháng giêng năm 1973, nhưng chúng ta không mong đợi và cũng không ảo tưởng về hòa bình trong khi Quân đội Sài Gòn liên tục có hành động vi phạm Hiệp định. Đến giữa năm 1974, ở Tây Nguyên, quân ta đã giải phóng được nhiều vùng có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng. Các vùng của địch như Đắc Pét, Ea Súp, Măng Đen… bị quân ta đánh chiếm, địch không còn khả năng chiếm lại, tình thế chiến trường lúc này diễn biến có lợi cho ta. Để chuẩn bị cho những chiến dịch tiến công qui mô lớn nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên quyết định xây dựng các đơn vị bộ đội chủ lực theo hướng hình thành các binh đoàn tác chiến hiệp đồng binh chủng qui mô lớn. Đối với lực lượng Đặc công, Bộ Tư lệnh Mặt trận chủ trương xây dựng thành đơn vị tập trung, tổ chức qui mô cấp trung đoàn làm nhiệm vụ bám đánh các căn cứ, hậu cứ địch và sẵn sàng cơ động tác chiến theo yêu cầu Mặt trận. Ngày 19 tháng 8 năm 1974, tại xã Chư Nghé, huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai (nay là xã: Iak Rái – huyện: IakRai – tỉnh Gia Lai), Trung đoàn Đặc công 198 (nay là Lữ đoàn Đặc công bộ 198) được thành lập và trực thuộc Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên.  
 
 
Chiến sỹ Lữ đoàn đang luyện tập. Ảnh: VGP/Đức Vân
 
Sự ra đời của Lữ đoàn Đặc công 198 là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới về quy mô, tổ chức và cách đánh, nghệ thuật tác chiến của bộ đội đặc công trên các chiến tr¬ường lúc bấy giờ, được khẳng định vị trí, khả năng và hiệu quả chiến đấu đặc biệt của bộ đội đặc công trong giai đoạn mới. Chưa đầy 8 tháng kể từ khi ra đời, với tinh thần “luồn sâu, bám tốt, đánh trúng mục tiêu” những trận đánh của Lữ đoàn thật sự xuất sắc có ý nghĩa “then chốt” của bộ đội đặc công, hợp đồng chặt chẽ, đồng loạt nổ súng vào hồi 2 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975 tiến công đồng thời 3 vị trí: sân bay Hòa Bình, sân bay thị xã Buôn Ma Thuột, cụm kho Mai Hắc Đế, thực sự là “bộc phá lệnh” mở màn cho Chiến dịch Tây Nguyên. Những trận đánh trên đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá hủy nhiều máy bay, kho tàng, cơ sở hậu cần và đặc biệt là tiêu diệt sở chỉ huy đầu não cấp sư đoàn của địch, góp phần quan trọng cùng các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên giải phóng Buôn Ma Thuột, chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công nổi dậy đại thắng mùa xuân năm 1975.
 
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong chiến dịch Tây Nguyên và tham gia giải phóng Đà Lạt, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Lữ đoàn đ¬ược lệnh hành quân nằm trong đội hình tác chiến của Quân đoàn 3, tiến công từ h¬ướng Tây Bắc vào Sài Gòn, Dấu chân của các anh đã mở đường cùng đại quân tiến thẳng vào Dinh Độc lập, thành phố Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, để lại những dấu ấn, những chiến công oanh liệt nhưng lại rất thầm lặng của những chiến sĩ đặc biệt tinh nhuệ trên những cây cầu trọng yếu, các căn cứ, các chốt dọc đường tiến vào Sài Gòn của đại quân ta.
 
Sau giải phóng miền nam, do yêu cầu của cách mạng trong từng thời kỳ, phiên hiệu Lữ đoàn Đặc công 198 có những biến động nhất định, không ổn định về qui mô, tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ… nhưng cán bộ, chiến sỹ của Đoàn luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng và đường lối đổi mới của Đảng; luôn giữ vững và phát huy tốt bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống bộ đội Đặc công anh hùng. 
 
Trong kháng chiến chống Mỹ, Trung đoàn đã tham gia đánh trên 200 trận với các loại mục tiêu, diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2.038 tên địch, bắt 1.614 tên(trong đó có 1 chuẩn tướng ngụy, hàng chục cấp tá, nhân viên kỹ thuật…). Phá hủy, phá hỏng hơn 100 nghìn tấn bom, đạn, 15 triệu lít xăng, 30 máy bay các loại, 100 xe quân sự và nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Thu giữ 2.132 khẩu súngcác loại, hơn 100 nhìn tấn đạn pháo, 50 xe quân sự, 200.000 nghìn lít xăng dầu. Trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn, Lữ đoàn đã tham gia Chiến dịch Đông Bắc K. với sức cơ động cao bằng đường không, kịp thời đánh địch và chốt giữ những vị trí ciến lược trên đất bạn, giúp cho nước bạn khỏi họa diệt chủng cực kỳ tàn ác mà cả thế giới đều phẫn nộ. Lữ đoàn đã tham gia đánh hơn 10 trận, vào các loại mục tiêu, loail khỏi vòng chiến đấu 367 tên địch, bắt 3 tên. Phá hủy 7 khẩu ĐKZ 75 mm, 4 súng 12,7 mm, 13 hầm và nhà ngủ, 5 súng AK, 1 máy thông tin VTĐ, thu 6 súng AK và hàng nghìn viên đạn các loại. Cùng các lực lượng vũ trang khác giải phóng hơn 6 vạn dân khỏi họa diệt chủng, bảo vệ và xây dựng vững chắc địa bàn biên giới, chống địch lấn chiếm. 
 
Vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và trư¬ởng thành, Lữ đoàn đã được tặng thư¬ởng 02 Huân chư¬ơng Quân công (1hạng Nhất, 1hạng Nhì), 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất; Cờ ”Luồn sâu bám tốt, đánh trúng mục tiêu” của Bộ Tư¬ lệnh Quân đoàn 3. Đặc biệt ngày 3 tháng 6 năm 1976, Lữ đoàn vinh dự đư¬ợc Đảng và Nhà nư¬ớc phong tặng danh hiệu cao quý Đơn vị Anh hùng lực l¬ượng vũ trang nhân dân. Trực thuộc Lữ đoàn có 3 tập thể đơn vị và nhiều cán bộ, chiến sỹ đ¬ược tuyên dương Anh hùng lực lư¬ợng vũ trang nhân dân. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương và hình thức khen thưởng các loại. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống Lữ đoàn (19/8/1974 – 19/8/2014), ngày 10/2/2014 Chủ tịch nước ký quyết định tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba cho Lữ đoàn Đặc công 198 vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc. Đây là phần  thưởng cao quý, là sự ghi nhận những công lao, sự cống hiến, hy sinh của lớp lớp cán bộ, chiến sỹ của Lữ đoàn trong những năm qua, là niềm động viên tinh thần to lớn để cán bộ, chiến sỹ toàn Lữ đoàn tiếp bước con đường cha anh đi trước, lập lên những thành tích và chiến công mới. 
 
Với thành tích 40 xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lữ đoàn Đặc công 198 thật sự xứng đáng là lực lượng bộ đội đặc biệt tinh nhuệ của Binh chủng Đặc công anh hùng với truyền thống mười sáu chữ vàng: “Anh dũng tuyệt vời; Mưu trí táo bạo; Đánh hiểm thắng lớn”. Là đơn vị có truyền thống anh hùng trong chiến đấu, chủ động và sáng tạo trong xây dựng, huấn luyện chiến đấu, Lữ đoàn đã thật sự trưởng thành về mọi mặt, từng bước tiến lên chính quy, tinh nhuệ và thiện chiến nhất định hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. xứng đáng với sự tin tưởng đặc biệt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. 
 
 Bài đã đăng trên Báo điện tử Chính phủ ngày 17/8/2014. Tác giả gửi trực tiếp cho Hiephoa.net.
 
 
 
 
 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s