Buổi sinh hoạt được tổ chức vào sáng ngày 6/3/2014 tại hội trường các đoàn thể xã Thường Thắng.
Tới dự với buổi sinh hoạt có chị Nguyễn Thị Dung, Huyện ủy viên, phó Bí thư Thường trực – Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy xã; anh Nguyễn Văn Tuấn, phó Chủ tịch UBND xã; Ông Nguyễn Tiến Sơn, Chủ tịch Hội Người Cao Tuổi; các thành viên Ban TGĐU cùng các thành viên của CLB thơ.
Tại buổi sinh hoạt, Ban Chủ nhiệm CLB đã giới thiệu tác phẩm thơ Hương Quê tập 7 mới xuất bản và phát hành vòa dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/201) và mừng Xuân Giáp Ngọ.
Bằng những vần thơ mộc mạc với nhiều thể loại tâph trung vào các chủ đề: Ca ngợi công lao của Đảng, công ơn của Bá Hồ, sự nghiệp vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi Đại tướng từ trần; công lao của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông; ca ngợi sự đổi thay của quê hương, đất nước dưới sự dẫn dắt của Đảng và Bác Hồ vĩ đại trong 84 năm qua, đặc biệt là việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng quê hương; sự nghiệp đổi mới, xây dựng nông thôn mới của xã, của thôn đã và đang diễn ra với nhiều thành tựu. Với chủ đề kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 có nhiều bài thơ viết về người mẹ với tất cả lòng kính trọng, yêu thương.
Các thành viên đã đọc thơ mới sáng tác, ngâm những bài thơ đã in trong tác phẩm thơ Hương Quê tập 7 làm cho buổi sinh hoạt vừa vui tươi vừa sinh động.
Cũng tại buổi sinh hoạt, CLB thơ xã Thường Thắng đã quán triệt, bàn kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Hội thi “các câu lạc bộ thơ tiêu biểu huyện Hiệp Hòa lần thứ nhất” của Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện. Các đại biểu đều phấn khởi, quyết tâm tổ chức tham gia Hội thi với kết quả cao nhất.
Dưới đây là hình ảnh buổi sinh hoạt.


Nguyễn Thế Tính
MẸ TÔI CÔ TẤM ĐÊM NAY
Mẹ – Đêm nay cô Tấm ngàu xưa
Đầu vấn khăn thâm, đôi môi son đỏ
Tiếng hát trong lành bước chân thon thả
Áo lụa hồng mớ bảy mớ ba
Mẹ đi trong mơ trong mồi lời ca
Câu quan họ về ngày xưa mẹ nhớ
Bởi tiếng trống đình ngân vang gọi đó
Tâm hồn người như cất cánh bay
Lời ca nào bao thế kỷ mê say
Câu Quan họ là lời ru đất nước
Sóng, gió bao lần gội lời ca trong vắt
Nụ cười hồng đôi mắt sáng mẹ tôi
Cô Tấm hiện về câu hát đêm nay
Dưới bóng trăng xinh mớ ba mớ bảy
Con ngồi ngắm giữa sân đình thầm gọi
Ôi, thật rồi đêm hội có…Nàng Tiên
Đêm hội Đình làng ngày 10/9
Đức Cường
KÝ ỨC VỀ MẸ
Thôi rồi, bóng mẹ còn đây
Bình vôi cặn lắng, cơi trầu lạnh tanh.
Ngày xưa cuộc sống khó khăn
Cả đời mẹ phải lộn lăn với đời
Đất cằn một mảnh áo tơi
Chai sần da nám đội trời làm thuê
Nắng mưa, gió rét chẳng nề
Cắn răng mẹ chịu không chê nhọc nhằn
Miễn là có bát cơm canh
Sắn khoai lẫn lộn cho lành ngày qua
Vầng đông cờ Đảng lan xa
Toàn dân phấn đấu vượt qua cảnh nghèo
Bây giờ đã hết gieo neo
Mà không còn mẹ để chiều. Khổ không !
Khói nhang lan tỏa đỉnh đồng
Vẫn nhìn thấy mẹ đứng bồng cháu đây.
Mẹ về cõi phật chiều nay
Mênh mông để lại, buồn thay buổi chiều.
Nguyễn Minh Họa
BÀ ĐI BẾ CHÁU
Nhớ mình nhớ cả mồ hôi
Nhớ khi lao động vẫn ngồi song song
Khen ai cắt chữ lồng cong
Để cho đôi trẻ răng long bạc đầu
Mình đi ta nhớ quá lâu
Mừng con, mến cháu, nể dâu tháng ngày
Ước gì ta cũng đến ngay
Cùng mình trông cháu như ngày còn xuân.
Chu Văn Toàn
BÀI THƠ CHO MẸ
Lũy tre làng cuối ngày xao xác lá
Khói tím buồn nghe lòng bỗng nao nao
Những buổi chiều khi hoàng hôn xuống muộn
Nắng hao gầy trên bóng mẹ chênh chao
Có những điều chẳng biết tại vì sao
Mẹ cho đi không bao giờ nhận lại
Nâng bước con những tháng ngày thơ dại
Mẹ lặng im không than thở bao giờ
Con chợt lớn để nặng những vần thơ
Vần thơ đầu vay cuộc đời một nửa
Còn một nửa lại vay mẹ thêm nữa
Một bài thơ con vay mượn quá nhiều
Cho con vay mẹ chẳng đếm bao nhiêu
Vô điều kiện mẹ cho đi như thế
Dẫu biết rằng mai sau này có thể
Cả cuộc đời con chẳng trả hết đâu
Con vay mẹ ! mẹ vay những bể dâu
Vay đau đớn những đêm dài không ngủ
Con vay mãi biết bao giờ mới đủ
Để mẹ về vay mượn với hư không
Bài thơ con viết mẹ biết không
Con vay cả những điều vụn vặt
vay mồ hôi và những giọt nước mắt
Vay tuổi mẹ để năm tháng thành thơ.
Phạm Thị Phương