Việt Yên: Hội CCB Quân giải phóng miền Đông Nam Bộ kết nạp hội viên

Ngày 31/8/2013, Hội CCB QGPMĐNBK7 Việt Yên đã tổ chức kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2-9(1945-2013). Tới dự có các đồng chí: Trần Khoát TT BLL CCB QGPMĐNB; Nguyễn Xuân Quỳnh, Trưởng BLL Hội CCB Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 khu vực Bắc Ninh, Bắc Giang; Nguyễn Danh Vĩ, TT BCH Hội CCB Bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh và lãnh đạo Hội CCB huyện và TT Bích động Việt Yên.    
 
  
Từ những chiến sĩ Vệ quốc đoàn ra đời sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 7 đã phát triển thành một đội quân hùng hậu, rộng khắp, càng đánh càng mạnh, lập nên những chiến công hiển hách. Đặc biệt, cùng với quân dân cả nước, LLVT quân khu đã tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong trận quyết chiến cuối cùng, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975), góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.        
 
  
Tại buổi kỷ niệm, Hội CCB QGPMĐNB QK7 đã ôn lại truyền thống của đơn vị từ khi ra đời đến nay. Quân khu 7 là địa bàn đặc biệt, là nơi diễn ra trận chiến cuối cùng kết thúc chiến tranh, là nơi có thành phố Sài Gòn – thủ phủ đầu não ngụy quyền nằm ở giữa. Vì vậy, trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, lực lượng vũ trang Quân khu 7 tham gia trên tất cả các hướng, phục vụ và phối hợp với cả 5 cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.
       
Ngay từ cuối tháng 2 năm 1975, Bộ tư lệnh Miền đã giao cho Quân khu 7 đánh Gia Ray và Chi khu Lộc Ninh lưu vong, giải phóng đường 333, đường số 1, đường số 2, tạo hành lang từ Miền xuống hướng đông – nam của Sài Gòn, chuẩn bị cho cuộc tiến công vào Sài Gòn. Các chiến dịch này thắng lợi
hoàn toàn, bộ đội Quân khu 7 đã giải phóng yếu khu ấp chiến lược Gia Ray, bót Ngã Ba, Suối Cát, Bảo Bình, tạo thế bao vây áp sát thị xã Xuân Lộc cả phía Bắc và phía Nam.
Lực lượng vũ trang các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Kiến Tường… phối hợp tiến công giải phóng tại địa phương mình, đồng thời cung cấp sức người, sức của và tạo mọi điều kiện cho các cánh quân (các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232) trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tiến công đánh chiếm thành phố Sài Gòn. Lực lượng chủ lực của Quân khu 7 là Sư đoàn 6 tham gia chiến dịch Hoài Đức – Tánh Linh, góp phần kìm chân sư đoàn 18 ngụy ở phía đông, tạo điều kiện cho Quân đoàn 4 giành thắng lợi trong chiến dịch Đường số 14 – Phước Long.
 
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, Sư đoàn 6 của quân khu phối hợp với Quân đoàn 4 tiến công tiêu diệt tuyến phòng thủ vững chắc, được mệnh danh là “cánh cửa thép” của quân ngụy ở Xuân Lộc để mở cửa hướng đông tiến vào Sài Gòn. Trận chiến diễn ra hết sức ác liệt. Hàng ngàn chiến sĩ hy sinh khi thắng lợi đã gần kề. Đến ngày 21/4, bộ đội giải phóng Xuân Lộc và tỉnh Long Khánh, mở toang cánh cửa hướng đông vào Sài Gòn. Khi bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 6 trong đội hình Quân đoàn 4 tiếp tục tổ chức đánh chiếm các mục tiêu trên trục lộ số 1 và thị xã Biên Hòa, cùng Sư đoàn 341 chiếm các mục tiêu: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy, Bộ Tư lệnh sư đoàn 5 không quân và sân bay Biên Hòa, sau đó tiến về mục tiêu dinh Độc Lập. Sư đoàn 5 trong đội hình Đoàn 232 tiến công các vị trí Tân An, Thủ Thừa, cắt đứt lộ số 4, bịt đường rút chạy của địch về đồng bằng sông Cửu Long. Để thực hiện được mũi tiến công hiểm yếu này, Sư đoàn 5 đã lập một kỳ công chưa từng có là đưa pháo và thiết giáp vượt qua Đồng Tháp Mười sình lầy.      
 
Lực lượng vũ trang thành đội Sài Gòn – Gia Định phối hợp với các đơn vị chủ lực, đặc công, biệt động của Miền đánh chiếm các mục tiêu xung quanh thành phố, phát triển trên các hướng vùng ven về Tân Sơn Nhất, Bà Quẹo, Quán Tre, xa lộ Sài Gòn và chốt chặn cửa sông Nhà Bè, tạo căn cứ bàn đạp, chiếm giữ các đầu cầu. Khi các đại quân tiến vào thành phố Sài Gòn, đã phối hợp đánh chiếm các mục tiêu trong nội đô, làm nòng cốt cho nhân dân khóm ấp, phường xã nổi dậy giải phóng địa bàn. 5 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, các cánh quân của các quân đoàn, trong đó có con em của huyện Việt Yên, Bắc Giang đồng loạt tổng tiến công vào Sài Gòn, 11 giờ 30 phút cờ giải phóng phấp phới bay trên dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn.       
 
Hiện nay, về đời thường các CCB QGPMĐNB Việt Yên, Bắc Giang vẫn phát huy bản chất tốt đẹp bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hoàng Anh       
Chỉ chấp nhận bình luận (Commens) bằng tiếng Việt có dấu, những bình luận sai qui định sẽ không được hiển thị.
 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s